Hiện nay có rất nhiều trường hợp người mua bất động sản tuy có tiềm lực về tài chính nhưng lại khá phân vân, do dự trước khi mua vì chưa nắm được các vấn đề pháp lý liên quan như nhà đã có sổ hồng riêng là gì, và đâu là điểm khác biệt giữa sổ hồng riêng và sổ hồng chung,… Chính vì điều đó dẫn đến tình trạng người mua khá rụt rè, băn khoăn trước khi xuống tiền.
Do vậy, nhằm đảm bảo an toàn cùng các quyền lợi của người mua nhà đất, . Thì bạn đừng bỏ qua bài viết với những thông tin cực kỳ hữu ích về vấn đề trên mà Propzy tổng hợp ngay bên dưới nhé!
Sổ hồng riêng là gì?
1. Khái niệm sổ hồng riêng là gì?
Sổ hồng riêng là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng các tài sản được gắn liền với đất. Chủ sở hữu có số lô và số thửa bản đồ riêng cùng người đứng tên trực tiếp ở ngay trên sổ và hoàn toàn có toàn quyền quyết định mục đích sử dụng đất cùng tài sản gắn liền với đất.
Sở hữu nhà sổ hồng riêng
Sổ hồng riêng phải được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên cấp. Sổ hồng riêng được Nhà nước công nhận quyền sở hữu theo hình thức sở hữu riêng. Hay nói cách khách, khi sở hữu sổ hồng riêng thì bạn sẽ có toàn quyền quyết định đối với mảnh đất đó cũng như có quyền mua bán hoặc cho tặng, ủy quyền, thế chấp, thừa kế,… cho người khác. Đây được xem là một trong những hình thức sở hữu rất phổ biến ở hiện nay.
2. Điểm khác nhau giữa sổ hồng riêng và sổ hồng chung
Dưới đây là 3 điểm khác biệt chính nhằm phân biệt giữa sổ hồng riêng với sổ hồng chung. có đồng sở hữu.
Chủ thể được cấp
- Sổ hồng riêng là do 1 hoặc 2 người có quan hệ vợ chồng hoặc con cái đứng tênSổ hồng chung thì ngược lại, do ít nhất từ hai người không có quan hệ vợ chồng hay con cái đứng tên.
- Sổ hồng riêng sẽ dễ giải quyết các công việc có liên quan tới pháp lý hơn do chủ sở hữu được toàn quyền quyết định việc sử dụng tài sản nhà đất của mình. Sổ hồng chung thì xử lý các giấy tờ, thủ tục thường phức tạp và mất thời gian hơn vì cần nhiều bên cung cấp giấy tờ cũng như đồng xác nhận.
- Đất sổ hồng riêng chính là nhà được xin phép xây dựng hay hoàn công trên một nền đất thổ cư riêng. Về mặt pháp lý, thì được công chứng sang tên ở văn phòng công chứng Nhà nước hay Ủy ban nhân dân huyện. Quá trình mua, bán hoặc sang tên trên sổ sẽ diễn ra trong vòng 25 ngày. Mặt khác, với đất sổ hồng chung thì cần tập hợp nhiều căn nhà có cùng trên một sổ hồng. Toàn bộ đất đó đã đóng thuế và được chuyển thành đất thổ cư 100%, yêu cầu cần có giấy phép xây dựng cũng như bản vẽ từng căn do chủ đầu tư vẽ. Do đó, mọi thủ tục mua, bán đều được xử lý ở văn phòng công chứng.
Đâu là điểm khác nhau giữa sổ hồng riêng và sổ hồng chung
Nội dung trong sổ
Bìa sổ: Được ghi thêm nội dung “cùng sử dụng đất với…. (Trong đó họ và tên của những người có chung quyền khác).
Nội dung trong sổ: Ghi nhận hình thức đất sử dụng là “sử dụng chung”
Bìa sổ: Chỉ ghi thông tin của một người đứng tên trong bìa sổ với nhà ở, đất và tài sản gắn liền với đất đó.
Nội dung trong sổ: Ghi nhận hình thức sử dụng là “sử dụng riêng”.
3. Giá trị của đất có sổ hồng riêng như thế nào? Có nên mua nhà có sổ hồng riêng?
Qua những nội dung trên khi so sánh sổ hồng chung và sổ hồng riêng thì bạn có thể sẽ dễ dàng nhận thấy rằng khi mua nhà đất có sổ hồng riêng, bạn hoàn toàn có thể toàn quyền quyết định việc sử dụng tài sản cũng như rút ngắn thời gian thương lượng và sẽ hạn chế được rủi ro khi giao dịch mua bán nhà.. Do đó hiện nay, giá nhà đất có sổ hồng riêng khá cao.
Nhà đất có sổ hồng riêng có giá trị rất cao
Khi mua nhà có sổ hồng riêng thì bạn có lợi về quyền sở hữu, đi kèm các vấn đề liên quan tới pháp lý sẽ ít phức tạp. Với sổ hồng riêng thì các giao dịch làm phát sinh hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng cũng như quyền sở hữu chỉ cần có quyết định của một người (chính là cá nhân đứng tên trên sổ) hoặc sự đồng nhất ý kiến của vợ chồng và con cái (toàn bộ người đứng tên trên sổ). Xuất phát từ nguyên nhân đó, nếu bạn có điều kiện tài chính và có ý định chọn mua một bất động sản với đủ pháp lý, an toàn thì bạn nên mua nhà đất có sổ hồng riêng.
4. Nhà có diện tích bao nhiêu thì được cấp sổ hồng?
Căn cứ tại khoản 2, điều 46 của Luật nhà ở năm 2014. Nội dung quy định về việc cấp sổ hồng như sau: Hộ gia đình hay cá nhân khi xây dựng nhà ở tại khu đô thị cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật và sẽ tự chịu trách nhiệm về chất lượng của chính ngôi nhà đó.
Nhà có diện tích tối thiểu 30m2 thì được cấp sổ hồng
Theo khoản 2, điều 6 tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn Luật Nhà ở đã có quy định cụ thể như sau: Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ mà có 2 tầng trở lên, trong đó có từ 2 căn hộ trở lên theo kiểu kiểu khép kín diện tích sàn tối thiểu thì phải từ 30m2 trở lên mới được cấp sổ hồng. Với kiểu khép kín có từng phòng riêng như: khu bếp riêng, nhà vệ sinh riêng, nhà tắm riêng và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 điều 46 nêu trên.